Mô Hình MVC Là Gì? Vì Sao Tất Cả Framework PHP Đều Cần MVC?

Mô Hình MVC Là Gì? Vì Sao Tất Cả Framework PHP Đều Cần MVC?
Mô hình MVC là gì mà nó hữu ích cho các bạn lập trình web đến vậy? Vì sao các framework PHP đều cần mô hình MVC?

Những bạn tiếp cận đến ngôn ngữ lập trình web sẽ thường nghe nhiều về mô hình MVC. Mô hình này xuất hiện trong các dự án có website. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể hơn về mô hình MVC là gì và áp dụng vào lập trình như thế nào.

 

Mô hình MVC là gì? 

 

MVC là mô hình được sử dụng trong kỹ thuật phần mềm. Nó mô phỏng mẫu kiến trúc để tạo dựng giao diện người dùng trên máy tính. Mô hình MVC thường có 3 phần chính và cả 3 đều kết nối cùng nhau – dữ liệu (model), giao diện (view) và bộ điều khiển (controller). MVC có thể được chia thành 3 phần trong source code với các vai trò và nhiệm vụ độc lập. Người ta dùng mô hình MVC để phát triển giao diện người dùng. Vì MVC cung cấp một số thành phần cơ bản để lập trình viên thiết kế chương trình trên máy tính hoặc điện thoại di động. MVC cũng có thể được tạo dựng trên các ứng dụng website. 

 

Lịch sử ra đời mô hình MVC

 

Tiến sĩ Trygve Reenskaug áp dụng vào ngôn ngữ lập trình Smalltalk-76 vào trung tâm nghiên cứu Xerox Palo Alto (PARC), giữa thập niên 1970. Ông được xem như là cha đẻ của mô hình MVC. Việc triển khai MVC trở nên thịnh hành trong các phiên bản khác nhau của Small-Talk. Năm 1988, các bài báo của The Journal of Object Technology (JOT) ca ngợi về tính hiệu quả của MVC qua nhiều bài báo. 

 

Các thành phần có trong MVC

 

Như vừa đề cập ở trên, mô hình MVC có 3 loại chính và cả 3 đều cần thiết để vận hành mô hình này. 

 

Dữ liệu (model)

 

Dữ liệu có chức năng lưu trữ tất cả dữ liệu của ứng dụng. Dữ liệu còn là nơi liên lạc cho giao diện (view) và bộ điều khiển (controller). Một chương trình có thể khởi động một bộ dữ liệu. Bộ dữ liệu đó có thể là cơ sở dữ liệu, một tập tin XML hoặc một đối tượng đơn giản nào đó. Biểu tượng hoặc nhân vật trong game chính là bộ dữ liệu. 

 

Giao diện (view)

 

Thường là phần giao diện theme rất phổ biến cho người sử dụng. Giao diện là phương tiện để hiển thị một số đối tượng hiện hữu trong một ứng dụng nào đó. Ví dụ ta thấy hiển thị một cửa sổ, một nút hoặc một văn bản trong cửa sổ khác – chính là giao diện. Nói chung là, giao diện bao gồm tất cả những gì mà người sử dụng nhìn thấy được vì nó được hiển thị trên màn hình.

 

Bộ điều khiển (controller)

 

Nhiệm vụ của bộ điều khiển là phải xử lý tất cả yêu cầu từ người sử dụng ra lệnh. Sau khi đã xử lý xong, bộ điều khiển chuyển thông tin đi qua giao diện (view). Một bộ điều khiển cơ bản thường bao gồm dữ liệu và giao diện. Vai trò của bộ điều khiển là nhận các thông tin đầu vào và thực hiện các cập nhật phù hợp. Một bộ điều khiển cập nhật một dữ liệu thông qua thay đổi các nhân vật và thuộc tính của chúng trong một trò chơi. Bộ này còn chỉnh sửa giao diện bằng cách hiển thị nhân vật đã được cập nhật trong game đó. 

 

Các lợi thế và nhược điểm của mô hình MVC

 

Sau khi đã tìm hiểu qua mô hình MVC là gì, các bạn có thắc mắc MVC mang lại những lợi ích gì cho người dùng? Liệu nó có khuyết điểm nào đáng quan ngại?

 

Ưu điểm 

 

  • Băng thông nhẹ: MVC không cần phải dùng viewstate nên băng thông tương đối thoáng chỗ. Băng thông gọn nhẹ thì tốc độ tải trang của một website cực kỳ nhanh chóng. Website sẽ không xảy ra tình trạng lag hoặc phải đợi hơn 5 phút bạn mới thấy trang web hiển thị.
  • Không gây khó khăn trong khâu kiểm tra: lập trình viên hoặc quản trị viên chỉ cần kiểm tra lỗi phần mềm ở đâu để có hướng giải quyết kịp thời. Trước khi bàn giao lại cho người sử dụng, thời gian tra soát nhanh.
  • Có thể tách các phần giao diện, bộ điều khiển và dữ liệu riêng biệt: nếu không có mô hình MVC, nhà lập trình phải mất nhiều thời gian để tách biệt giao diện, bộ điều khiển và dữ liệu.
  • Hỗ trợ tối ưu nhiều nền tảng ngôn ngữ khác nhau: khi có mô hình MVC, nhà lập trình sẽ tối ưu chức năng điều khiển linh hoạt trên các nền tảng ngôn ngữ.
  • Duy trì ứng dụng được dài lâu: MVC cho phép các lập trình viên duy trì được mỗi ứng dụng vì tất cả đều tách biệt.
  • Tiết kiệm thời gian làm việc của các lập trình viên: vì MVC có tính độc lập và tách biệt, công việc của mỗi bạn lập trình sẽ không phải phụ thuộc nhau. Các bạn có thể ngồi làm việc và xử lý dữ liệu cùng lúc.
  • Hỗ trợ phần kiểm tra driven (test-driven development): các bạn có thể tạo ra ứng dụng có unit test và các won test case.
  • Hỗ trợ phần thiết kế responsive website mặc định và nhiều mẫu cho di động: phiên bản mới nhất của mô hình MVC giúp các bạn tạo ra công cụ giao diện riêng. Chỉ cần thực hiện vài cú pháp đơn giản, bạn đã có một giao diện nhanh. 

 

Nhược điểm 

 

  • Chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có chuyên môn về website hoặc các công ty thực hiện các dự án lớn: MVC tuy tiện lợi vì hỗ trợ người dùng rất nhiều thứ, nhưng nó không thích hợp áp dụng ở các công ty nhỏ hoặc các dự án nhỏ lẻ. Vì thời gian để vận hành khá lâu và quản lý mô hình này cũng nặng nếu không có các bạn lập trình chuyên môn cao.
  • Không thể preview một số trang, ví dụ như ASP.NET

 

Vì sao nên sử dụng mô hình MVC?

 

Đến đây, bạn vẫn còn hơi phân vân không biết có nên sử dụng mô hình MVC vào công việc hay không. Vậy thì chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm lý do nên áp dụng mô hình này. 

 

Quy trình phát triển nhanh chóng

 

Nếu một mô hình MVC được đưa vào để phát triển một ứng dụng web, bạn có thể làm việc trên view. Cùng thời gian đó, một bạn lập trình viên khác làm việc trên controller để tạo ra logic nghiệp vụ cho ứng dụng web đó. Khi sử dụng mô hình MVC, các bạn có thể tiết kiệm thời gian làm việc rất nhiều. 

 

Cung cấp nhiều chế độ view

 

Mô hình MVC cho phép bạn tạo nhiều view cho 1 phiên lập trình. Nhu cầu có thêm nhiều cách để truy cập ứng dụng đang có khuynh hướng tăng nhanh. Vì vậy, sử dụng MVC để phát triển là giải pháp tối ưu. Bên cạnh đó, nhân bản code hạn chế vì nó phân biệt dữ liệu và logic tác nghiệp ra khỏi màn hình. 

 

Cho phép sửa đổi mà không ảnh hưởng tới toàn bộ màn hình

 

Ở bất cứ ứng dụng web nào, người sử dụng có khuynh hướng thay đổi liên tục. Nếu là bạn, thì bạn sẽ thay đổi những cái gì trên web? Màu sắc, phông chữ và bố cục màn hình là 3 phần thường dễ được thay nhiều nhất. Bạn cũng có thể bổ sung thiết bị mới cho điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Thêm 1 kiểu view mới trong MVC không có gì rắc rối. Vì phần model không phụ thuộc phần view. Bất cứ thay đổi nào trong model sẽ không gây ảnh hưởng tới toàn bộ kiến trúc.

 

Trả dữ liệu về mà không bắt buộc phải có định dạng

 

Mô hình MVC có thể trả dữ liệu về mà không phải áp dụng bất kỳ định dạng nào khác. Các thành phần giống nhau vẫn có thể được dùng chung với bất cứ giao diện nào. Bạn có thể định dạng các dữ liệu bằng HTML. Nhờ có mô hình MVC, bạn định dạng bằng Macromedia, Dreamweaver hay Flash đều được.

 

Hỗ trợ kỹ thuật Asynchronous

 

MVC cho phép bạn tích hợp vào JavaScript. Các ứng dụng MVC hoạt động được ngay cả với các file PDF, trình duyệt riêng cho web hoặc các widget trên màn hình máy tính. Các bạn lập trình viên phát triển các ứng dụng với tốc độ tải cực nhanh nhờ MVC hỗ trợ phần kỹ thuật Asynchronous. 

 

Thân thiện với SEO

 

Mô hình MVC còn hỗ trợ các bạn lập trình phát triển các trang web thân thiện với SEO. Phát triển các URL thân thiện với SEO để tạo ra nhiều lượt truy cập tự nhiên hơn. Các ngôn ngữ như JavaScript và jQuery có thể được tích hợp vào MVC. Sau đó, bạn phát triển nhiều ứng dụng web cung cấp phong phú các tính năng (đặc biệt là với mô hình MVC trong Java).

 

Cần những kỹ năng gì để bắt đầu với mô hình MVC?

 

Để bắt đầu sử dụng mô hình MVC, bạn cần phải xây dựng kiến thức nền tảng về lập trình web. Cụ thể hơn là dựa trên các ngôn ngữ căn bản như PHP, Java, Python, C#. Khi có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình này, bạn sử dụng mô hình MVC sẽ nhanh và hiệu quả hơn.

 

 

Hồ Hữu Hiền

Mình là developer nên đôi khi viết bài không hay lắm mong các bạn thông cảm. Nếu muốn biết thêm thông tin về mình thì vui lòng vào website này để biết. https://huuhienqt.dev/

Bình luận (0)